Những sự khác biệt từ thời Trung cổ Tây_Âu

Sự chia cắt đông-tây ở châu Âu bắt nguồn từ lịch sử Đế chế La Mã. Bởi phạm vi Đế chế trải rộng, sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ xuất hiện chủ yếu giữa các tỉnh phía đông nói tiếng Hy Lạp, những tỉnh này đã đạt đến sự đô thị hoá khá cao của nền văn minh Hy Lạp. Ngược lại các lãnh địa phía tây sử dụng ngôn ngữ La-tinh. Sự cách biệt về văn hoá và ngôn ngữ này lại càng được đào sâu bởi chế độ chính trị đông-tây của Đế chế La Mã về sau này.

Sự dị biệt giữa hai nửa đông-tây được củng cố trong thời Trung Cổ bởi một số sự kiện. Đế chế Tây La Mã sụp đổ đã khởi đầu cho thời Trung Cổ. Trái lại, Đế chế Đông La Mã, được biết đến với cái tên Đế chế Byzantine, đã tồn tại và phát triển thêm 1.000 năm. Đế chế Frankish trỗi dậy ở phía tây và đặc biệt là Schism Vĩ đại đã chính thức chia rẽ nhánh Thiên chúa phía đông với phía tây, làm trầm trọng thêm dự cách biệt về văn hoá và tôn giáo giữa Đông Âu và Tây Âu.

Sự chinh phục Đế chế Byzantine – trung tâm của nhà thờ Cơ đốc Chính thống bởi Đế quốc Hồi giáo Ottoman ở thế kỷ 15 và sự phân mảnh dần dần của Đế quốc La Mã thần thánh (trước đó là Đế chế Frankish) đã dẫn đến sự thay đổi tầm quan trọng trong khái niệm xung khắc Công giáo La Mã hoặc Tin lành với Nhà thờ Cơ đốc chính thống ở Châu Âu.

Các sự kiện Phục Hưng, Cải cách Kháng Cách của Martin Luther và chống Kháng cách của Giáo hội Công giáo, thế kỷ ánh sáng, Cách mạng PhápCách mạng Công nghiệp được coi là những trải nghiệm hình thành nền văn hoá và đặc trưng của Tây Âu. Tất cả những sự kiện lịch sử và phát triển văn hoá này đều mang đến ảnh hưởng tới khái niệm Tây Âu.